Phòng ngừa tác hại kiến ba khoang(31/05/2024)99


🌟 🌟 Tối 30/5, tại không gian Anh ngữ Trung tâm Quản lý Dịch vụ phối họp với tổ Y tế Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức buổi họp về việc phòng ngừa tác hại kiến ba khoang 🐜 🐜 .
🌟 🌟 Hiện nay đang vào mùa mưa nên hiện tượng kiến ba khoang đã xuất hiện ở nơi tập trung đông người như: khu dân cư; ký túc xá,.....Trung tâm Quản lý Dịch vụ có tiếp nhận thông tin tổ Y tế đang theo dõi tình hình để đề xuất phun xịt thuốc vào thời điểm thích hợp 🐜 🐜 .
🌟 🌟 Đây là một số thông tin về kiến ba khoang, nguyên nhân và cách phòng ngừa:
👉 🐜 Nhận diện đặc điểm chung về kiến ba khoang:
- Hình dạng: kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, có thân mình thon, dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm, nhiều màu sắc khác nhau, có 3 đôi chân, bụng có đốt, thân màu cam tối xen lẫn màu đen, đính kèm đôi cánh cứng. Trong cơ thể kiến có chứa một loại chất độc có tên gọi là pederin (C24H43O9). Chất độc này có độc tính cao gấp 12 - 15 lần rắn hổ. Kiến ba khoang thường bò lê, bay và chạy rất nhanh và đôi khi chạy nhanh trên mặt nước.
- Nơi trú ẩn: kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, vườn, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng….Khi mùa mưa đến chúng di chuyển đến các vùng khô ráo hơn như: môi trường trường học, ký túc xá, khu nhà trọ, nhà ở tập thể....Kiến ba khoang rất ưa ánh sáng trắng nên khi thấy ánh đèn neon vào buổi tối, kiến thường bay đến bám đầy trên tường, trên nền nhà, bò cả vào nơi ngủ và sinh hoạt của con người.
👉 🐜 Nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang:
- Những người làm việc dưới ánh đèn bị kiến ba khoang rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pederin có trong côn trùng dính vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh không chú ý, chà xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước.
- Lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.
- Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao".
👉 🐜 Cách phòng tránh kiến ba khoang:
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
👉 🐜 Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
- Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều.
- Ngủ trong màn.
- Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang.
👉 🐜 Cách xử trí khi khi tiếp xúc kiến ba khoang:
- Tuyệt đối không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.
- Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.
- Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng nhanh càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.
- Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố…nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.
Tin tức liên quan
  • Copyright 2019 - TRUNG TÂM DỊCH VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP, All Rights Reserved